Xin bấm vào đây để xem phiên bản tiếng Việt
We want to welcome you all to the First Conference of Vietnamese-American Non-Governmental Organizations. It is a great honor to have been selected as Co-chairs for this event because it is not often that one gets invited to such a historic event, never mind given a position of responsibility.
And why is this event historic? It is the first event where Vietnamese-American NGOs (VANGOs) are coming together to find common ground and better ways to participate in the sustainable development of Viet Nam. From desiring only to improve the lives of a few children, we have begun to dream of helping many more people. From conducting our fundraising activities only within the Vietnamese-American community, we have begun to wonder if we could assist more if we started looking outside the community as well.
For many years we all have struggled to find a way to assist the people of Viet Nam while working effectively in Viet Nam and the Vietnamese-American community. Our motives have always been humanitarian; we want to educate children, feed the hungry, house the destitute, and nurture the sick. We want people outside of the VA-NGOs to know and to help us promote these goals of improving the lives of Vietnamese people. While the needs continue to be quite large and growing, our efforts, by contrast, have been limited. Each of our organizations can only help a few people, in a few locations, while Viet Nam has a growing population spread over an area of 329,560 km2. Due to a lack of awareness and coordination, many of our organizations undertaking similar activities, such as building homes for the poor or constructing primary schools, are not able to leverage resources, compare activities, and benchmark the results. And yet, taken together, the quantity of assistance provided by Vietnamese-Americans to the people of Viet Nam is quite large, in terms of material, labor, and dedication. If we added all the funds and projects contributed by the organizations in this room over the past ten years, and to that added just one percent of the $4-5 billion annual total remittances from overseas Vietnamese that we could claim are going to humanitarian work, the amount would be significant. Combined with our bilingual capability and cultural awareness, the effectiveness of our assistance is unique and significant.
The dollar figures only tell part of the story. Look around this conference, look at all the people gathered here who have dedicated years of their lives, countless hours of volunteer time, endless amounts of careful planning and more meetings than any of us might care to admit. We have, for the most part, carried out this work in small numbers in our own communities, supported by the unwavering commitment to help from our own communities — both financially and through core volunteers. Through the years, we have grown from small-scale operations to large-scale public fundraising events. Yet, in general, we continue to have little knowledge of each other strategies and activities.
There is no doubt in our minds that the contributions we Vietnamese-American NGOs have made towards the sustainable development of Viet Nam are substantial. We must also acknowledge the incredible potential that these contributions represent, given more infrastructure, more collaboration, and more funding. For the first time, we are gathering together to discuss ways of building our communities and building our capacity to help the people of Viet Nam. By coming together — even just to share experiences and learn from each other work — we can enhance our ability to meet our goals of helping the people of Viet Nam. If we dare to dream, if we dare to imagine how together we could make a more significant and effective contribution to the future of Viet Nam, there is much more that we could do. We owe it to the people we seek to assist.
On behalf of all members of the Conference Planning Committee and volunteers, we would like to thank our generous sponsors and warmly welcome your enthusiastic participation in this historic project.
In the spirit of cooperation,
Diep Ngoc Vuong, Co-chair
Đương Phước Huỳnh, Co-chair
Chúng tôi xin chào mừng tất cả quí vị đến dự Hội nghị các Tổ chức Phi chính phủ của Người Mỹ Gốc Việt Lần thứ Nhất. Thật là một vinh hạnh cho chúng tôi được chọn làm đồng chủ tọa của hội nghị này, vì không mấy khi chúng ta được mời đến tham dự một sự kiện lịch sử như thế này, chưa kể đến việc được trao cho vai trò trọng yếu.Vì sao gọi đây là một sự kiện lịch sử? Vì đây là lần đầu tiên các tổ chức phi chính phủ của người Mỹ gốc Việt cùng ngồi lại để tìm phương thức hiệu quả hơn nhằm góp phần vào sự phát triển lâu dài của Việt Nam. Từ ý muốn giúp cho đời sống của một vài em nhỏ, chúng ta đã dần dần mơ ước đến việc cung ứng phương tiện cho nhiều người để họ tự cải thiện cuộc sống của mình.
Từ những hoạt động gây quỹ giới hạn trong vòng cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chúng ta bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể giúp nhiều người hơn nếu chúng ta khởi sự nhìn xa hơn và hướng ra ngoài cộng đồng của mình.Trong nhiều năm qua, tất cả chúng ta đã cố gắng tìm phương cách giúp người dân Việt Nam, làm sao cho mình có thể làm việc hữu hiệu được cả ở Việt Nam lẫn trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Những hoạt động của chúng ta luôn luôn mang tính chất nhân đạo. Chúng ta mong mỏi mang học vấn đến cho trẻ em, miếng ăn cho người đói, mái nhà cho người khốn khó, và thuốc men cho người bệnh.
Chúng ta muốn những người ngoài các tổ chức phi chính phủ của người Mỹ gốc Việt biết và giúp chúng ta xúc tiến những hoạt động nhằm cải tiến đời sống của người dân ở Việt Nam. Nhu cầu của dân nghèo vẫn còn rất lớn và ngày càng tăng, song khả năng của chúng ta lại luôn bị giới hạn. Mỗi tổ chức chỉ có thể giúp một số ít người ở một vài nơi, trong khi Việt Nam có một dân số ngày càng tăng trải rộng trên 329.500 km2. Nhiều tổ chức của chúng ta có những hoạt động tương tự nhau, chẳng hạn như xây nhà cho người nghèo, hay xây trường tiểu học. Nhưng vì thiếu thông tin và thiếu kết hợp, cho nên chúng ta khó lòng giúp đỡ lẫn nhau, so sánh kết quả hoặc tìm hiểu hiệu quả của việc mình làm.
Dù vậy, nếu gộp chung lại, người Mỹ gốc Việt đã giúp người dân ở Việt Nam rất nhiều, tính cả về mặt vật chất, lẫn công sức và tâm nguyện. Nếu cộng tất cả ngân quỹ dự án của các tổ chức hiện có mặt trong buổi hội nghị này đã đóng góp trong mười năm qua, và cộng thêm chỉ 1% của số tiền khoảng 4 tới 5 tỉ Mỹ kim do người Việt ở hải ngoại gửi về hàng năm để dùng vào các việc từ thiện, chúng ta có một con số rất đáng kể. Kết hợp con số này với khả năng song ngữ và sự hiểu biết về văn hóa Việt Nam của chúng ta, thì hiệu quả của sự trợ giúp của chúng ta có thể nói là khó có gì so sánh được. Ngân khoản mà chúng ta gửi về để giúp người dân ở Việt Nam chỉ phản ánh một khía cạnh của câu chuyện. Nhìn quanh hội nghị này, những người người đang tề tựu ở đây đã cống hiến bao nhiêu năm tháng của đời mình, đã bỏ ra bao nhiêu thời gian làm việc thiện nguyện, đã qua bao nhiêu buổi hội thảo, bàn luận, hoạch định chương trình v.v… Phần lớn chúng ta làm việc từ thiện với các nhóm nhỏ trong cộng đồng của mình, với sự hỗ trợ không ngừng của các vị mạnh thường quân và tấm lòng của những người tình nguyện viên. Qua nhiều năm hoạt động, chúng ta đã lớn mạnh, đã đi từ các hoạt động có tầm vóc nhỏ sang các buổi gây quỹ công cộng có tầm vóc lớn. Nhưng, nhìn chung, chúng ta vẫn biết rất ít về nhau, về các kế hoạch và hoạt động của nhau. Một điều không thể phủ nhận là sự đóng góp to lớn của những hội đoàn phi chính phủ người Mỹ gốc Việt đối với sự phát triển của Việt Nam. Thử hỏi những đóng góp này còn có thể có ảnh hưởng lớn đến thế nào nữa, nếu chúng ta có được cơ sở hạ tầng vững mạnh hơn, thông tin phối hợp chặt chẽ hơn, và nhiều tài trợ hơn.
Đây là lần đầu tiên chúng ta họp lại với nhau để bàn thảo những phương cách xây dựng cộng đồng và phát triển tiềm năng của chúng ta trong việc giúp đỡ người dân ở Việt Nam. Bằng cách ngồi lại với nhau, ngay cả chỉ để chia sẻ kinh nghiệm hay học hỏi từ việc làm của nhau, chúng ta có thể gia tăng khả năng và tầm mức hoạt động của mình. Nếu có thể làm việc chung, nếu có thể hình dung những phương thức đóng góp hiệu quả hơn, chúng ta sẽ có thể làm nhiều hơn rất nhiều cho tương lai của Việt Nam.
Thay mặt tất cả các thành viên trong Ban Tổ chức và các tình nguyện viên trong Hội nghị này, chúng tôi xin chân thành cám ơn các nhà bảo trợ hảo tâm và nồng nhiệt chào đón sự tham dự của các bạn trong hội nghị lịch sử này.
Hãy cùng nhau bắt tay vào việc.
Vương Ngọc Diệp, Đồng Chủ tọa
Huỳnh Phước Đương, Đồng Chủ tọa