Xin bấm vào đây để xem bản gốc
Vietnamese Americans’ Charity and Social Development in Vietnam
Lê Xuân Khoa
For many years, especially since the early 1990’s when the government of Vietnam opened the door to foreign investors and charitable organizations for investment and humanitarian activities, many individuals, groups and organizations in the Vietnamese diaspora have visited home to provide emergency relief, charitable aid and sustainable development programs. These volunteer activities have generated contradictory reaction within the diaspora community; nevertheless, within a short period, the community has accepted and supported humanitarian activities, but remains reserved about development work. To meet the increasing needs of the disadvantaged people in Vietnam, the overseas Vietnamese, especially in the US, have increased their aid programs accordingly. In addition, to carry out their programs more effectively, many volunteer groups have formalized into tax-exempt non-profit organizations in order to officially receive donations from community members or grants from public and private agencies. In Vietnam, such non-profit organizations are identified as non-governmental organizations (NGOs), like other international private organizations with aid programs in Vietnam.
In view of ethnic and cultural links with their homeland, and thanks to the increasing participation of dedicated young professionals, Vietnamese American NGOs (VA NGOs, for short) can obviously implement humanitarian and development programs in Vietnam more effectively and efficiently than non-Vietnamese organizations. Nevertheless, aside from administrative and financial shortcomings due to their voluntary nature, VA NGOs are heavily constrained by both the diaspora and their homeland because of the past 30 years of war and enmity. As a result, VA NGOs are facing two great challenges: on the one hand, to enhance organizational skills and capacity to deservedly stand alongside US and foreign NGOs operating in Vietnam; on the other, to strive to overcome the psychological and political obstacles still simmering between the expatriates and the government in Vietnam.
This article will analyze the main aspects of these two challenges, and touch on some practical ways to overcome these challenges, particularly in regards to VA NGOs.
Obstacles on working conditions
The first thing to note is that, aside from a few marginal cases where American friends have helped form their organizations, VA NGOs were initiated by Vietnamese American professionals and operated on the basis of voluntarism, even when community support was present. Many groups have been around for more than a decade, and their activities have grown in number and strength. Almost all have home offices or shared offices with another amicable organization. Even for those few organizations which have recently received outside funding for their project operations, they are only capable of hiring a part-time administrative assistant and/or accountant. Organization founders or project collaborators have invariably devoted their own time and resources, on one or multiple trips annually, to implement health, educational or social programs in Vietnam. Because they all have professional duties, they have had to immediately to return to their regular jobs after each volunteer journey, and have had little time to consolidate and develop their organizations. In order for an VA NGO to operate in the long-term with new projects and new funding sources, a portion of the contributions from the community must be allocated to administrative expenses, just as the mainstream American philanthropists have always done to charitable organizations regardless of ethnic backgrounds.
In their effort to improve US-Vietnamese relations, to build a firm position in the region and to integrate successfully into the international community, Vietnam needs cooperation and assistance from international NGOs to raise the standards of living and education for her people. Spreading their operations into wider regions, and facing the increasing needs of the poor and disadvantaged people, more than 600 international NGOs are active in all 64 cities and provinces of Vietnam in 2005, with health, education and social programs, capital loans to small businesses, environmental protection, …, contributing significantly to poverty alleviation and sustainable development in distant rural areas. This has been reported by NGOs which have officially registered with the People’s Aid Coordinating Committee (PACCOM); of these 600 plus international NGOs, VA NGOs are only a handful. Because almost all VA NGOs do not have project or organization offices in Hanoi, and have directly liaised with local partners, they have encountered difficulties regarding permits and custom duties for necessary project material, such as medicine and medical supplies. It is time for the government to take account of VA NGO current operating conditions,to officially recognize them and facilitate their important work in Vietnam.
There has been no accounting official or not of the total contribution of VA NGOs towards humanitarian and development programs in Vietnam in recent years, and the respective annual percentage increase. One could get some idea, however, by supposing that this contribution is equivalent to one per cent (1%) of the Vietnamese American remittances to Vietnam. According to the World Bank and the State Bank of Vietnam, the total remittances from overseas Vietnamese through official channels in 2004 amounted to $3.8 billion; of which about two-thirds (2/3) come from Vietnamese Americans that is $2.5 billion. Therefore, the contribution of VA NGOs in 2004 would be $25 million (1% of $2.5 billion). Compared to the total aid of $140 million from the 560 international NGOs (INGOs) in Vietnam for 2004, the aid of $25 million from a few dozens of VA NGOs is significant indeed.
Because the VA NGOs are not listed in the official directory, the Vietnamese government has not paid attention, while the US government and foundations are not even aware of them. It was not until the second International NGO Conference in Hanoi in 2003, which representatives of Pacific Links Foundation, a VA NGO, attended unofficially, that they had the opportunity to voice the important contribution and role of VA NGOs in private meetings with US Ambassador Michael Marine, Deputy Foreign Minister Lê Văn Bàng, Dr Charles Bailey, Representative of the Ford Foundation in Vietnam and Thailand, and Dr Jonathan Stromseth, Representative of The Asian Foundation in Vietnam. As a result of such dialogues, and a subsequent meeting with Ms Holly Wise, Director of the USAID/GDA Office in Washington, DC, the first VA NGO Conference was organized at Asilomar, California, from May 5-9, 2004, with the participation of 110 representatives of 32 VA NGOs. After three days of discussion, the Conference confirmed the need for collaboration between VA NGOs, for capacity building, and for a common voice of VA NGOs to US and Vietnamese government officials, funding agencies, and the American mainstream as well as Vietnamese American communities.
Psychological and Political Obstacles
As mentioned above, the Vietnamese American community approves and supports humanitarian activities in Vietnam but remains reserved about development programs on the presumption that such programs serve to consolidate the authoritarian regime in Vietnam. The professionals leading the VA NGOs, on the other hand, view such activities for economic development, education, science, and cultural exchanges as useful means for the renovation process, establishing a civil society, and integrating into the world community. The training sessions or seminars on the market economy, financial management and banking regulations, on the US educational system and methods, will all lead to positive results. Even with such long-term vision, the overseas professionals have not to date contributed their grey matter to the extent expected by Vietnamese leaders. In fact, the number of overseas intellectuals and scientists who have returned home each year to consult and teach is still less than 300, out of the estimated 300,000 talented individuals within the Vietnamese diaspora.
The limited contribution of talented overseas Vietnamese for the transfer of knowledge and technology is due not to their worry on consolidating the regime but rather to their concern regarding the attempts amongst the conservative elements in slowing down the process of renovation. Moreover, these overseas Vietnamese are sensitive to the suffering and anger of the regime’s victims in the wake of the country’s unification; many of these victims are in fact their relatives and close friends. They agree that painful experiences of the past must be forgotten for the sake of the country’s future, but they also await truly conciliatory words and actions from the country’s leaders, instead of calls for reconciliation from the victors towards the vanquished. A civil war caused by different ideals and supported by opposing international powers has brought victory to one side, but once peace is restored, reconciliation between the two sides must be achieved by mutual recognition and equal treatment, not only with respect to those who have taken refuge abroad but also to those who remain in the country.
After the Cold War, due to the need for peaceful coexistence, old and new contradictions between countries of the world have been gradually resolved through dialogue and reconciliation; even the war against terrorism, with religious undertones, can only end through international consensus. Globalization policies must be adjusted to resolve common concerns such as environmental pollution, social injustices, and huge divides between rich and poor, between regions and within each nation. In the process of integration into the international community to become a developed nation, Vietnam cannot avoid concomitant changes in every aspect of the economy, politics, and society. More than ever, international relations are established on the basis of universal values of democracy and human rights, and one of the most effective and appropriate instrument in the process of building a civil society are the NGOs. For many years, major countries or international organizations have channeled their sustainable development funds to countries in need through NGOs instead of state agencies. Less democratic countries are fully aware of this, but have welcome and encouraged aid programs from NGOs, because such organizations are fundamentally non-political, and they can fully meet the basic and urgent needs of the people that the local government is not capable of doing. Even if the humanitarian and sustainable development programs from NGOs have contributed to the building of the civil society, then this is only a natural result of non-political activities.
That is the inevitable course of history, and Vietnam cannot be an exception. Leaders in Vietnam fully grasp this, and are striving to cope with the demands of the situation. If the Vietnamese diaspora does not participate in the common course of progress, then it will isolate itself, and will lose many opportunities to benefit the nation and to restore the honor and dignity of Vietnamese patriots. Many Vietnamese American professionals, particularly of the younger generation, are cognizant of this situation, and have, after many years of silent activities as informal voluntary groups, have decided to formalize and make public their organizations so that their contributions are officially recognized by both the US and Vietnamese governments, by the international NGO community, and by funding institutions.
The Vietnamese American NGO (VA NGO) Network
After the first VA NGO Conference in 2004, the Planning Committee comprised of representatives of eight (8) organizations was formed to prepare the creation of the Vietnamese American NGO network. Despite being occupied with their normal jobs, Planning Committee members have worked closely with each other for more than a year, and opened several dialogues and assessments with three main audiences: (1) US government: the US Ambassador and his aides in Vietnam, the Director of the Office of the Global Development Alliance (GDA) of the US Agency for International Development (USAID); (2) Vietnamese government: the Assistant to the Foreign Minister, and Vice-Chairman of the Committee for Overseas Vietnamese, the General Director of the People’s Aid Coordinating Committee (PACCOM); (3) the Representatives of the Ford Foundation and The Asia Foundation in Vietnam.
At the same time, the Planning Committee have devoted many hours in organizing the second VA NGO Conference, conducted in Sonoma County, California, from November 18-20, 2005. Over 130 representatives of 36 VA NGOs from around the US shared their program experiences as well as development needs of their organizations. Seven speakers from the US government (USAID), foundations (Ford Foundation, The Asia Foundation), Asian-Pacific organizations (Asian Health Services, Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy), and non-profit organizations (Vietnamese American Cancer Foundation, Know One Teach One) shared with the Conference useful information and recommendations on issues related to the organization of a network, leadership, fund-raising, and professional experiences. Both conferences received financial support from Ford Foundation, The Asia Foundation, Alexander William Gerbode Foundation, Lê Viết Cảnh & Vương Ngọc Quyên Foundation, the Trần family, and three VA NGOs: Children of Peace International, East Meets West Foundation, and Pacific Links Foundation.
Special to the second conference are two speakers from Vietnam: Mr Nguyễn Văn Kiền, Director of the People’s Aid Coordinating Committee (PACCOM) and Mr Trần Quang Hoan, Assistant to the Foreign Minister and Vice-Chairman of the Commitee for Overseas Vietnamese. They were invited, along with their delegation members, to participate in two sessions on the last day of the Conference to provide to VA NGO representatives the necessary information for administrative and legal procedures related to activities of NGOs operating in Vietnam. Afterwards, the Vietnamese delegation answered many questions from participants, explained the causes for difficult situations faced by VA NGOs, and provided appropriate ways to solve such problems. The two delegation heads also recognized the important contributions from VA NGOs, and said that they are looking for ways to simplify administrative procedures so that VA NGOs can easily and speedily become formalized in Vietnam. They agreed with the conference organizers that the guiding principles for cooperation between VA NGOs and their counterparts in Vietnam include transparency, accountability, effectiveness, and recognition. This discussion took place in a spirit of frank cooperation and mutual respect.
One important aspect of the second VA NGO Conference is to have achieved the principal objective of officially forming the VA NGO Network of organizations present. Twenty-six (26) organizations and groups have registered as Founding Members to voluntarily take on the task of drafting the organizational infrastructure and formalization process for the Network within six months. The Founding Members designated Pacific Links Foundation, a VA NGO that had initiated the effort to gather the VA NGOs, to continue its responsibility of coordinating the necessary tasks for forming the Network. From now on, the Vietnamese community in the US officially has a voice that will influence the policies and humanitarian aid and sustainable development programs in Vietnam.
The two VA NGO Conferences in 2004 and 2005 have displayed the professional capability and superlative work spirit of members of the VA NGO Network Planning Committee. The second VA NGO Conference, in 2005, is historically significant because it is the first time that a Vietnamese government delegation was officially invited to a conference organized by Vietnamese Americans. This conference can open the way for official meetings in the future between other specialist groups from both sides, to discuss cultural, educational, and political issues, with the prospect of building a prosperous, strong, and democratic Vietnam, a common desire of all Vietnamese in Vietnam or abroad.
Dr Charles Bailey, Representative of Ford Foundation in Vietnam and Thailand, is perhaps the first person, along with Ambassador Michael Marine, to have recognized the important role and influence of VA NGO programs in Vietnam. In his speech to the Conference, he said: I want to say how impressed I am with the dedication, love, hard work and money you and your organizations have contributed over many years in your humanitarian and development work in Vietnam This Second Conference, represents to my mind a real turning point. That is, a turning point in the way the Vietnamese Diaspora can multiply the impact of its contributions to the future of Vietnam and, at the same time, receive greater recognition for what you are doing. I am here because we endorse your plans to create a Vietnamese American NGO Network.
Dr Bailey’s remarks are indeed a very appropriate conclusion to this piece.
Irvine, CA, 2005 Christmas Season.
(translation by [James] Đỗ Bá Phước)
Bản gốc tiếng Việt:
Lê Xuân Khoa
Từ nhiều năm qua, đặc biệt từ đầu thập kỷ 1990 khi Nhà nước Việt Nam mở rộng cửa đón nhận các nhà đầu tư và tổ chức từ thiện từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh và nhân đạo, đã có nhiều cá nhân, nhóm và tổ chức của người Việt hải ngoại về nước làm công tác cứu trợ khẩn cấp hay thực hiện các chương trình từ thiện và phát triển bền vững. Những hoạt động thiện nguyện này đã gây nên những phản ứng trái ngược trong cộng đồng hải ngoại, nhưng chỉ sau một thời gian ngằn cộng đồng đã mặc nhiên chấp nhận và ủng hộ các công tác nhân đạo nhưng vẫn còn dè dặt đối với các hoạt động phát triển. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân có cuộc sống khó khăn ở trong nước, các chương trình giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại, đặc biệt ở Hoa Kì, cũng gia tăng theo. Các nhóm thiện nguyện nhận thấy có nhu cầu tổ chức cơ cấu và điều hành chương trình cho có hiệu quả hơn, vì vậy nhiều nhóm đã được hợp thức hoá thành những tổ chức bất vụ lợi có qui chế miễn thuế để có thể chính thức nhận tiền quyên góp của cộng đồng hay các ngân khoản tài trợ từ bên ngoài. Việt Nam, các tổ chức này của người Việt hải ngoại được mệnh danh là những tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân quốc tế khác có chương trình giúp đỡ ở Việt Nam.
Do những quan hệ với quê hương gốc về chủng tộc và văn hoá, các tổ chức phi chính phủ người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American non-governmental organizations, gọi tằt là VA NGO), với sự tham gia của các nhân tài trẽ có tâm huyết mỗi ngày một nhiều hơn, hiển nhiên có thể thực hiện các chương trình nhân đạo và phát triển ở Việt Nam hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn các tổ chức quốc tế khác. Tuy nhiên, ngoài thế yếu về hành chánh và tài chánh do bản chất thuần tự nguyện, các VA NGO còn bị hạn chế rất nhiều từ cả hai phía hải ngoại và trong nước, do một quá khứ trên ba mươi năm chiến tranh và thù hận. Do đó, các VA NGO đang phải đối diện với hai thử thách lớn: một mặt phải tăng cường khả năng tổ chức và phương tiện để xứng đáng đứng chung hàng ngũ với các NGO Hoa Kì và quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam; mặt khác, phải cố gằng khằc phục được những trở ngại tâm lý và chính trị vẫn còn đang nung nấu giữa cộng đồng hải ngoại và chính quyền trong nước.
Người viết sẽ phân tích những nét chính của hai thử thách trên đây và đề cập đến một số phương cách có thể vượt qua những thử thách ấy, riêng trong trường hợp các NGO người Mỹ gốc Việt.
Trở ngại về điều kiện làm việc
Cần phải nói ngay rằng, trừ vài trường hợp ngoại lệ được những người bạn Mỹ giúp thành lập từ lúc đầu, các tổ chức phi chính phủ người Mỹ gốc Việt (VA NGO) đều do những nhóm chuyên gia thành lập và hoạt động trên căn bản tình nguyện, ngay cả khi được sự hỗ trợ của cộng đồng. Có nhiều nhóm đã hiện hữu như thế từ trên mười năm nay, và hoạt động của họ ngày càng nhiều hơn và mạnh hơn. Hầu hết đều đặt văn phòng làm việc tại gia hoặc ké vào trụ sở của một cơ quan bạn có lòng tốt. Nếu gần đây có một số ít tổ chức nhận được ngân khoản tài trợ cho dự án hoạt động thì cũng chỉ có khả năng trả một phần thù lao cho người phụ trách về hành chánh, kế toán. Các chuyên gia sáng lập hay hợp tác với các dự án của tổ chức đều là những người bỏ thì giờ và tiền túi của mình, mỗi năm một lần hay nhiều lần, để thực hiện các chương trình y tế, giáo dục hay xã hội ở Việt Nam. Vì họ đều có nghề nghiệp chuyên môn nên sau mỗi chuyến công tác tình nguyện, ai nấy đều phải trở về ngay với công việc hàng ngày của mình, có rất ít thì giờ lo việc củng cố và phát triển tổ chức. Muốn cho tổ chức có thể hoạt động lâu dài với các dự án mới và những nguồn tài trợ mới, tiền đóng góp của cộng đồng cần phải được dành một phần cho chi phí hành chánh cần thiết như các nhà hảo tâm người Mỹ da trằng vẫn dành cho các tổ chức từ thiện của bất cứ sằc dân nào.
Trước triển vọng mở rộng các quan hệ Mỹ-Việt và trước nhu cầu xây dựng vị thế vững chằc trong khu vực và hội nhập thành công trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam rất cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ để nâng cao mức sống và trình độ học vấn của dân chúng trong nước. Địa bàn hoạt động càng rộng, nhu cầu của dân nghèo và những người bị thiệt thòi càng nhiều. Năm 2005 có trên 600 NGO quốc tế hoạt động tại khằp 64 tỉnh/thành ở Việt Nam, với các chương trình y tế, giáo dục, xã hội, cho vay vốn tiểu thương, bảo vệ môi trường, đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở các vùng quê xa xôi. Đây là con số các NGO đã chính thức ghi danh với ủy ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM), trong đó các NGO Mỹ gốc Việt có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì hầu hết các VA NGO cho đến nay không có văn phòng dự án hay văn phòng đại diện ở Việt Nam và chỉ quan hệ trực tíếp với địa phương nên nhiều khi đã gặp phải những khó khăn về giấy phép và quan thuế đối với các loại hàng cần dùng cho dự án, như thuốc men và dụng cụ y khoa. Đã đến lúc các VA NGO, dù chưa hội đủ điều kiện hành chánh và tài chánh của một NGO quốc tế, cũng cần phải được nhà nước chính thức công nhận và giúp đỡ giải quyết các vấn đề thủ tục.
Chưa có cơ quan nào ước tính tổng số đóng góp của các VA NGO, chính thức hay không chính thức, cho các chương trình nhân đạo và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua và tỉ lệ gia tăng mỗi năm là bao nhiêu. Nhưng nếu giả thử phần đóng góp cho hoạt động từ thiện tương đương với một phần trăm (1%) số tiền cộng đồng người Mỹ gốc Việt gửi về Việt Nam thì ta sẽ có được một ý niệm cụ thể. Theo Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam, trong năm 2004, tổng số tiền người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước qua ngả chính thức là 3 tỉ 8 đô la. Trong số đó, số tiền của người Mỹ gốc Việt gửi về chiếm khoảng 2/3, tức là 2 tỉ rưỡi. Như vậy, phần đóng góp của VA NGO trong năm 2004 là 25 triệu đô la (1/100 của 2 tỉ 5). So với tổng số tiền viện trợ của 560 NGO quốc tế (INGO) ở Việt Nam năm 2004 là 140 triệu thì số tiền viện trợ trực tiếp 25 triệu của mấy chục hội đoàn Mỹ gốc Việt quả thật là quan trọng.
Vì không được liệt kê trong danh sách chính thức, các VA NGO không những không được chính quyền Việt Nam quan tâm mà chính quyền Hoa Kì và các cơ quan tài trợ tư nhân (foundations) cũng không hề biết đến. Mãi đến khi có Hội nghị các NGO quốc tế lần thứ hai ở Hà Nội năm 2003, các đại diện của Pacific Links Foundation, một NGO Mỹ gốc Việt, nhân dịp tham dự với tư cách không chính thức, mới có cơ hội lên tiếng về sự đóng góp và vai trò quan trọng của VA NGO trong những buổi họp riêng với Đại sứ Hoa Kì Michael Marine, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng, Tiến sĩ Charles Bailey, Đại diện Ford Foundation ở Việt Nam và Thái Lan, và Tiến sĩ Jonathan Stromseth, Đại diện The Asia Foundation ở Việt Nam năm đó. Do kết quả của những buổi đàm thoại này và một phiên họp với Bà Holly Wise, Giám đốc Văn phòng USAID/GDA ở Washington, DC, Hội nghị VA NGO lần đầu tiên đã được tổ chức tại Monterey, California, từ 7 đến 9 tháng Năm, 2004, với 110 tham dự viên của 32 tổ chức phi chính phủ người Mỹ gốc Việt. Sau ba ngày thảo luận, Hội nghị đã khẳng định cần có sự hợp tác giữa các VA NGO, cần xây dựng khả năng chuyên nghiệp, và một tiếng nói chung của VA NGO đối với các giới chức chính quyền Hoa Kì và Việt Nam, các cơ quan tài trợ và cộng đồng dòng chính cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Trở ngại Tâm lý và Chính trị
Như trên đã nói, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tán thành và hỗ trợ các hoạt động nhân đạo ở Việt Nam nhưng còn rất dè dặt đối với các chương trình phát triển vì cho rằng các chương trình này sẽ giúp củng cố chế độ độc tài ở Việt Nam. Các chuyên gia đứng đầu các VA NGO thì lại xem các hoạt động phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học và trao đổi văn hoá như những phương cách thuận lợi cho tiến trình đổi mới, thiết lập xã hội dân sự, hội nhập thành công với cộng đồng thế giới. Những khoá tập huấn hay hội thảo về kinh tế thị trường, về quản lý tài chánh và luật lệ ngân hàng, về hệ thống và phương pháp giáo dục ở Hoa Kì đều sẽ dẫn đến những kết quả tích cực ấy. Mặc dù với tầm nhìn xa như vậy, các chuyên gia thiện chí ở hải ngoại cho đến nay vẫn chưa thật sự đóng góp chất xám theo như sự kêu gọi và trông đợi của các nhà lãnh đạo trong nước. Số trí thức và khoa học gia hải ngoại về nước làm việc tư vấn và giảng dạy vẫn chưa tới 300 người mỗi năm trong số ước định trên 300,000 nhân tài người Việt ở nước ngoài.
Sự đóng góp giới hạn của nhân tài hải ngoại cho hoạt động chuyển giao trí thức và công nghệ không phát xuất từ nỗi lo ngại củng cố chế độ độc tài nhưng cũng biểu lộ sự quan tâm của họ đối với những nỗ lực trì hoãn tiến trình đổi mới của những người cộng sản bảo thủ, và họ cảm thông với tâm trạng thù hận của những nạn nhân trực tiếp của chế độ sau ngày thống nhất đất nước. Nhiều nạn nhân này chính là những thân nhân hay bằng hữu của họ. Họ đồng ý rằng quá khứ đau thương cần phải được quên đi vì vận mệnh tương lai của đất nước nhưng họ trông chờ những lời nói và hành động hoà giải cụ thể của những người lãnh đạo trong nước thay vì những lời kêu gọi xoá bỏ hận thù của kẽ thằng đối với người thua. Nội chiến vì lý tưởng khác biệt với hậu thuẫn của những thế lực đối lập quốc tế đã đem lại thằng lợi cho một bên, nhưng khi hoà bình đã trở lại thì vấn đề hoà giải giữa đôi bên cần phải được thực hiện bằng sự nhìn nhận lẫn nhau và đối xử bình đẳng, không chỉ riêng đối với những người đã bỏ ra hải ngoại mà cả với những người còn ở lại trong nước.
Từ sau chiến tranh lạnh, vì nhu cầu chung sống hoà bình, những mâu thuẫn cũ hay mới giữa các quốc gia trên thế giới đều lần lần được giải quyết qua đối thoại và hòa giải, ngay cả chiến tranh chống khủng bố với yếu tố tôn giáo rốt cuộc cũng chỉ có thể chấm dứt bằng sự đồng thuận quốc tế. Chính sách toàn cầu hoá phải được điều chỉnh để giải quyết những quan tâm chung như ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội và khoảng cách quá to lớn giữa giàu và nghèo, giữa các khu vực và trong mỗi quốc gia. Trong tiến trình hội nhập vào cộng đồng thế giới để trở thành một quốc gia phát triển, Việt Nam không thể không có những thay đổi thích hợp về mọi mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn bao giờ hết, quan hệ quốc tế ngày nay được thiết lập trên những giá trị phổ quát về dân chủ và nhân quyền, và một trong những phương tiện hữu hiệu và thích hợp nhất cho tiến trình xây dựng một xã hội dân sự là các tổ chức phi chính phủ (NGO). Từ nhiều năm qua, các nước lớn hay tổ chức quốc tế đã dành nhiều ngân khoản viện trợ phát triển bền vững cho các quốc gia có nhu cầu qua các NGO thay vì các cơ quan nhà nước. Các quốc gia thiếu dân chủ nhận viện trợ đều biết rõ điều đó nhưng vẫn đón nhận và khuyến khích các chương trình trợ giúp của các NGO vì các tổ chức này tự bản chất không phải là những tổ chức chính trị và họ thật sự đáp ứng những nhu cầu căn bản và khẩn cấp của dân chúng mà chính quyền sở tại không có đủ khả năng cung cấp. Những chương trình giúp đỡ nhân đạo và phát triển bền vững của NGO nếu có đóng góp vào tiến trình xây dựng xã hội dân sự thì cũng chỉ là hiệu quả tự nhiên của những hoạt động phi chính trị.
Đó là xu thế tất yếu của lịch sử và Việt Nam không thể là một ngoại lệ. Những nhà lãnh đạo ở Việt Nam biết rõ như thế và đang cố gằng thích ứng với những đòi hỏi của tình thế. Cộng đồng người Việt hải ngoại nếu không tham gia vào nhịp tiến hoá chung thì sẽ tự cô lập và bỏ lỡ nhiều cơ hội đem lại lợi ích cho dân tộc và gây dựng được danh dự của những người Việt Nam yêu nước. Nhiều chuyên gia công dân Mỹ gốc Việt, nhất là giới trẽ, ý thức rõ được điều ấy, nên sau nhiều năm hoạt động lặng lẽ với tư cách là những nhóm thiện nguyện không chuyên nghiệp, đã quyết định hợp thức hoá và công khai hoá các tổ chức của họ để những đóng góp của họ được chính thức nhìn nhận bởi cả hai chính phủ Mỹ và Việt Nam, bởi cộng đồng NGO quốc tế và các nguồn tài trợ.
Mạng lưới các Tổ chức NGO Mỹ gốc Việt (VA NGO)
Sau Hội nghị VA NGO lần thứ nhất năm 2004, một Uỷ ban Kế hoạch gồm đại diện 8 tổ chức được thành lập để chuẩn bị cho ra đời một mạng lưới NGO Mỹ gốc Việt. Mặc dù rất bận với nghề nghiệp riêng của mình, các thành viên trong Uỷ ban đã sát cánh làm việc với nhau trong hơn một năm trời, mở những cuộc tiếp xúc trao đổi và thăm dò với ba đối tượng chính: (1) Chính phủ Hoa Kì: Đại sứ Hoa Kì và các phụ tá của ông tại Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Liên minh Phát triển Toàn cầu (Global Development Alliance) thuộc Cơ quan Viện trợ Quốc tế của Hoa Kì (USAID); (2) Chính phủ Việt Nam: Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về Người Việt Nam ở Nước ngoài và Giám đốc ủy ban Điều phối Viện trợ Nhân dân; (3) Trưởng Cơ quan Đại diện ở Việt Nam của Ford Foundation và của The Asia Foundation.
Ngoài ra, Uỷ ban Kế hoạch đã bỏ rất nhiều thì giờ vào việc tổ chức Hội nghị VA NGO lần II, được diễn ra tại khách sạn Sheraton-Sonoma, California từ 18 đến 20 tháng 11, 2005. Trên 130 đại diện của 36 VA NGO từ nhiều nơi trên nước Mỹ đã chia sẽ với nhau các chương trình, kinh nghiệm hoạt động cũng như các nhu cầu phát triển tổ chức. Bảy diễn giả từ phía chính phủ Hoa Kì (USAID), các cơ quan tài trợ (Ford Foundation, The Asia Foundation), các tổ chức Á châu/Thái Bình Dương (Asian Health Services, Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy) và các tổ chức bất vụ lợi (Vietnamese American Cancer Foundation, Know One Teach One) đã chia sẽ với hội nghị các thông tin và đề nghị hữu ích về các vấn đề tổ chức mạng lưới, lãnh đạo, gây quỹ, và kinh nghiệm nghề nghiệp. Cả hai hội nghị này đã nhận được tài trợ của Ford Foundation, The Asia Foundation, Alexander William Gerbode Foundation, Lê Viết Cảnh & Vương Ngọc Quyên Foundation, và ba VA NGO là Children of Peace International, East Meets West Foundation và Pacific Links Foundation.
Đặc biệt trong hội nghị này có hai thuyết trình viên từ trong nước là ông Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc ủy Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM) và ông Trần Quang Hoan, Phó Chủ nhiệm ủy ban về Người Việt Nam ở Nước ngoài. Hai ông và hai đoàn viên được mời tham dự hai phiên họp trong ngày cuối của hội nghị để cung cấp cho các đại diện VA NGO các thông tin cần thiết về thủ tục hành chánh và pháp lý liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam sau đó đã trả lời rất nhiều câu hỏi của các tham dự viên, giải thích nguyên nhân các trường hợp gặp trở ngại của các VA NGO và đưa ra những phương cách giải quyết thích hợp. Hai ông trưởng đoàn cũng nhìn nhận sự đóng góp quan trọng của các VA NGO và cho biết sẽ tìm cách đơn giản hoá một số thủ tục hành chánh để cho VA NGO có thể hợp thức hoá dễ dàng và mau chóng. Hai ông xác nhận đồng ý với ban tổ chức hội nghị về những nguyên tằc chỉ đạo cho quan hệ hợp tác giữa các VA NGO và các đối tác ở Việt Nam là tính minh bach, khả tín và tinh thần trách nhiệm. Cuộc trao đổi được diễn ra trong tinh thần hợp tác thẳng thằn và tôn trọng lẫn nhau.
Một điểm quan trọng khác cần ghi nhận là Hội nghị VA NGO 2005 đã đạt được mục tiêu chính là quyết định chính thức thành lập Mạng lưới VA NGO của toàn thể các hội đoàn hiện diện. Hai mươi bốn hội đoàn đã xung phong đảm nhận vai trò thành viên sáng lập để cùng soạn thảo cơ cấu tổ chức và hợp thức hoá Mạng lưới trong vòng sáu tháng tới. Các hội đoàn thành viên sáng lập đã chỉ định Pacific Links Foundation, một VA NGO đã đề xướng nỗ lực nối kết các NGO Mỹ gốc Việt, tiếp tục nhiệm vụ điều hành những công tác cần thiết của các thành viên sáng lập. Kể từ nay, cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kì đã chính thức có tiếng nói ảnh hưởng tới chính sách và các chương trình viện trợ nhân đạo và phát triển ở Việt Nam.
Hai hội nghị VA NGO năm 2004 và 2005 đã cho thấy khả năng chuyên nghiệp và tinh thần làm việc phi thường của các chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong Uỷ ban Kế hoạch Thành lập Mạng lưới VA NGO. Hội nghị VA NGO năm 2005 có một ý nghĩa lịch sử vì đây là lần đầu tiên một phái đoàn chính phủ Việt Nam được mời tham dự một hội nghị do công dân Mỹ gốc Việt tổ chức. Hội nghị này có thể mở đầu cho những cuộc họp mặt chính thức trong tương lai giữa các nhóm chuyên môn khác của hai bên để thảo luận về những vấn đề văn hoá, giáo dục, xã hội và chính trị, có triển vọng đưa đến việc xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ như tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đều mong muốn.
Tiến sĩ Charles Bailey, Đại diện Ford Foundation ở Thái Lan và Việt Nam, có lẽ là người sớm nhất cùng Đại sứ Michael Marine đã nhận ra vai trò và ảnh hưởng quan trọng của các chương trình VA NGO tại Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị, ông nói: Tôi rất có ấn tượng đối với lòng tận tụy, tình thương, việc làm hăng say và tiền bạc mà quì vị và tổ chức của qúi vị đã đóng góp từ nhiều năm qua cho công tác nhân đạo và phát triển ở Việt Nam . . . Hội nghị này thực sự đánh dấu một bước ngoặt lớn vì từ nay cộng đồng người Việt hải ngoại có thể gia tăng gấp bội ảnh hưởng của những đóng góp của mình cho tương lai của Việt Nam, đồng thời được nhìn nhận rộng rãi hơn về những chương trình đang thực hiện. Tôi có mặt ở đây vì tổ chức của chúng tôi ủng hộ kế hoạch của qúi vị thành lập Mạng lưới NGO người Mỹ gốc Việt.
Lời phát biểu của Tiến sĩ Bailey rất thích hợp để kết thúc bài này.
Irvine, CA, mùa Giáng Sinh 2005
(Báo Ngày Nay, Houston, Texas, 15 tháng 12, 2005)