Welcome Statement

Xin bấm vào để xem bản tiếng Việt

November 18, 2005

On behalf of the VA NGO Network Planning Committee, we warmly welcome you to the Second Conference of Vietnamese American Non-Governmental Organizations (VA NGOs).

The Second VA NGO Conference seeks to improve public awareness of and strengthen collaboration among VA NGOs committed to eradicating poverty and promoting sustainable development in Viet Nam. This is a working conference that aims to:

  • Nurture collaborations and alliances among member organizations;
  • Provide capacity building for VA NGOs;
  • Establish a unified voice to promote better dialogue between the diaspora community and Viet Nam;
  • Promote better understanding and support from the US government and mainstream community for the critical role that VA NGOs play in the development of Viet Nam; and
  • Formally launch the Network Development project.

By gathering here this year, we once again push the historical boundary on Vietnamese American community’s philanthropic activities. Over 20 new organizations and groups have been identified since our first 32 came together. The First Conference was a meeting of the minds and of the hearts; this Second Conference is a reunion of close allies and dedicated community activists seeking to speak with one voice on issues that concern the Vietnamese American community’s desire to give and to take care of our own.

In the year and a half since the First Conference, a considerable blossoming of VANGO activities has occurred in active collaboration between the various VANGOs as evidenced in the long list of collaborative efforts included in this Program Book. Additionally, the VANGO Network Planning Committee has engaged many organizations in events and workshops to foster exchange of knowledge and experience, to build up program implementation capacity.

Most notably, the Planning Committee has organized public advocacy efforts to amplify the voice of VANGOs with the US Mission to Vietnam and Vietnamese facilitating agencies. We have put the word VANGO on the map with regards to the dialogue about US-Vietnam relations. The VANGO Network Planning Committee itself has grown from four VANGOs at the First Conference, to the current eight, all in agreement for the need to formalize our network.

At this Conference, we reaffirm the true nature of what makes lasting all-volunteer based Vietnamese American Nongovernmental organizations. Our strength and our potentials in collaboration is born from the strong ties to the communities that nourish and support us. When Katrina and Rita recently devastated the Gulf Coast that is home to a large Vietnamese American population; in those days of needs, the Vietnamese American community donor base to the VA NGOs has reached out, and asked us to provide assistance to the communities in need. This is further proof that VA NGOs are community-based organizations exercising the philanthropic wishes of our community, whether the beneficiaries are in the US or Viet Nam.

Thus the theme of Collaboration and Community Advocacy two pillars for VA NGO service to communities in need.

In order to strengthen this endeavor, the most important outcome for our Conference is the formalization of our network of VANGOs. This represents an important stage in the maturity of VANGOs. Such network will benefit each member organization, the collaborative efforts among them, and the sector of VANGO by forging one voice on issues of common concerns. The guiding principles of transparency, accountability, effectiveness, and recognition of the contributions of Vietnamese Americans towards the development of Viet Nam remain as relevant as ever. Raising the bars on these principles will count as success for our network.

As collaborations form the nexus that bind our network together, through this Conference, we seek to distill lessons about resources, structure, and communications of the collaborative efforts to date. The grassroot nature of VANGOs often does not allow for comprehensive solutions to development problems; by leveraging the comparative advantages of individual organizations, some collaborative efforts brought together components of knowledge transfer together with equipment provision and strong monitoring of projects, not to mention regional and national reach for their programs. For example, scalability is an important aspect of these collaborations, as we seek to capture the economies of scale that individual volunteer-based organizations could not reach. These partnerships hold tremendous potentials especially for the recipient communities at the same time as creating opportunities for various levels of participation of volunteers from diverse professional backgrounds.

We want to thank everyone who believe in us, and are joining us in this exciting and historic journey. Let’s put our hearts and heads together in making this Conference and Network a great success.

Vietnamese translation:

Ngày 18 tháng 11 năm 2005

Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi xin nhiệt liệt chào mừng quí vị tham dự Hội nghị lần thứ hai các Tổ chức Phi chính phủ của người Mỹ gốc Việt (VANGO).

Mục đích của Hội nghị lần thứ hai các Tổ chức Phi chính phủ người Mỹ gốc Việt là phát huy ý thức cộng đồng và tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức này trong chiều hướng xóa bỏ nghèo đói và đẩy mạnh sự phát triển bền vững tại Việt Nam. Hội nghị nhằm vào các mục đích như sau:

  • Đẩy mạnh sự hợp tác và liên minh giữa các tổ chức thành viên;
  • Tăng cường khả năng hoạt động của các tổ chức VA NGO;
  • Thiết lập tiếng nói chung để có một cuộc đối thoại tích cực hơn giữa cộng đồng hải ngoại và Việt Nam;
  • Gia tăng sự hiểu biết và hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng Hoa Kì về vai trò thiết yếu của các tổ chức VANGO trong công cuộc phát triển ở Việt Nam; và
  • Chính thức thành lập Liên hội các tổ chức VANGO.

Cùng về đây hội họp năm nay, chúng ta một lần nữa mở rộng phạm vi hoạt động phúc thiện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Kể từ cuộc họp mặt của 32 tổ chức trong lần trước, chúng tôi nhận thấy đã có trên 20 tổ chức mới. Hội nghị VA NGO lần thứ nhất là điểm hội tụ của lý trí và lòng nhân ái; Hội nghị lần thứ hai là nơi xum họp của những người đồng ý hướng, có nhiệt tâm và kinh nghiệm hoạt động đang mong muốn có một tiếng nói chung về những vấn đề mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt hằng quan tâm và sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng mình.

Một năm rưỡi sau kì Hội nghị lần thứ nhất cho thấy sự nảy nở mạnh mẽ của các hoạt động hợp tác giữa các VA NGO (như được liệt kê ở một phần sau trong tập Chương trình này.) Ngoài ra, ủy ban Hoạch định thành lập Liên hội VA NGO đã tạo cơ hội cho nhiều tổ chức tham gia những khoá sinh hoạt và hội thảo nhằm trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tăng cường khả năng thực hiện chương trình cho có hiệu quả hơn.

Đáng kể nhất là ủy ban Hoạch định đã nỗ lực vận động để các VANGO có tiếng nói của mình với Đại sứ quán Hoa Kì tại Việt Nam cũng như với các cơ quan hữu trách ở trong nước. Từ ngữ VANGO đã được nêu lên trong các cuộc thảo luận về quan hệ Mỹ-Việt. ủy ban Hoạch định, từ bốn tổ chức thành viên trong Hội nghị lần thứ nhất, đã tăng lên tám tổ chức như hiện nay, và tất cả đều đồng tình về sự cần thiết phải chính thức hoá Liên hội VANGO.

Tại Hội nghị lần này, chúng tôi muốn khẳng định bản chất của động cơ đã khiến cho các tổ chức VANGO có khả năng và ý muốn hoạt động lâu dài. Sức mạnh và tiềm năng hợp tác của chúng ta xuất phát từ những quan hệ gằn bó với các cá nhân và tổ chức đã hỗ trợ chúng ta. Khi bão Katrina và Rita tàn phá Bờ Vịnh Mexico, nơi có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh sống, các nhà hảo tâm lại tìm đến các tổ chức VANGO nhờ giúp đỡ cho các cộng đồng cần được cứu trợ. Đây là bằng chứng cho thấy VANGO là những tổ chức cộng đồng có sứ mạng thực hiện những ý nguyện làm phúc thiện của cộng đồng, bất kể người được giúp đỡ là người dân ở Hoa Kì hay Việt Nam.

Đó là lý do của chủ đề Hợp tác và Phát huy ý thức Cộng đồng, hai cột trụ của các VANGO hoạt động trợ giúp những cộng đồng đang gặp cơn hoạn nạn.

Để đẩy mạnh hơn nỗ lực này, mục tiêu quan trọng nhất của Hội nghị lần thứ hai là việc chính thức thành lập mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ người Mỹ gốc Việt. Đây là một bước quan trọng trong quá trình trưởng thành của các VANGO. Một mạng lưới như thế sẽ mang lại lợi ích cho từng tổ chức thành viên, cho những nỗ lực hợp tác giữa các thành viên, và cho tập thể VANGO có được tiếng nói thống nhất về những vấn đề quan tâm chung. Tất nhiên, những nguyên tằc hướng dẫn về tính minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả và sự công nhận những đóng góp của người Mỹ gốc Việt trong tiến trình phát triển Việt Nam vẫn luôn luôn thích đáng. Duy trì được những nguyên tằc ấy sẽ thể hiện sự thành công của Mạng lưới hay Liên hội VANGO.

Vì sự hợp tác là sợi dây liên kết các tổ chức trong Liên hội, chúng ta sẽ tìm cách, qua Hội nghị này, rút ra những bài học về các nguồn nhân lực và vật lực, về tổ chức và sự truyền đạt các nỗ lực hợp tác từ trước đến nay. Bản chất quần chúng của VANGO khiến cho những tổ chức này khó đạt được những giải pháp toàn diện cho những vấn đề phát triển. Qua sự vận dụng các lợi điểm của từng tổ chức, công cuộc hợp tác sẽ có thể phối trí có hiệu quả các hoạt động chuyển giao trí thức cùng với việc cung cấp thiết bị và giám sát chặt chẽ các dự án. Các VANGO nhờ đó cũng mở rộng được tầm hoạt động và ảnh hưởng ở địa phương cũng như toàn quốc. Chẳng hạn, khả năng phát triển là một đặc điểm của những nỗ lực hợp tác này, nhờ huy động được tiềm năng kinh tế của nhiều tổ chức khác nhau, trong khi từng tổ chức riêng rẽ chỉ dựa trên tinh thần tình nguyện không thể nào đạt được. Những sự hợp tác này mở ra nhiều tiềm năng rất lớn, đặc biệt đối với những cộng đồng đang nhận sự giúp đỡ, đồng thời tạo cơ hội cho những người tình nguyện thuộc các ngành chuyên môn khác nhau có thể tham gia vào những chương trình ở nhiều mức độ khác nhau.

Chúng tôi xin cám ơn tất cả những vị đã có lòng tin cậy chúng tôi và đang cùng chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình lịch sử và hào hứng này. Chúng ta hãy cùng nhau dốc tâm trí vào công việc hợp tác để cho Hội nghị và Liên hội VANGO thành công mỹ mãn.